Thuật ngữ “số Cutter” được dẫn xuất từ tên Charles Ammi Cutter, người đã hình thành ý tưởng sử dụng những kí hiệu chữ và số để sắp xếp sách theo thứ tự chữ cái đối với môt môn loại đã cho. Và chính ông là người đề xuất thông tin tác giả được trình bày dưới hình thức mã hóa họ và tên tác giả được sắp xếp vào một bảng theo thứ tự chữ cái.
Bảng đầu tiên do Cutter phát minh là một bảng tác giả hai con số về sau được Kate Sanborn mở rộng thành ba con số và xuất bản năm 1969 với tựa đề “Cutter-Sanborn Three-Figure Author Table”.
Bảng “Cutter-Sanborn Three-Figure Author Table” hay bất kì một bảng Cutter mang tính quốc gia nào khác hiện nay là để liệt kê danh sách họ tên những tác giả đã được mã hóa dựa vào tần số xuất hiện của họ kết hợp với tên tác giả nào đó trong cộng đồng. Bảng Cutter của cộng đồng nào thì phù hợp với cộng đồng đó. Không có một bảng Cutter nào phù hợp cho toàn bộ sưu tập của một thư viện tổng hợp nhiều nguồn tài liệu.
Mặc dù ứng dụng ban đầu của số Cutter là chỉ dùng để cung cấp việc sắp xếp “tác giả” cá nhân, khó khăn phát sinh là khi không có tên tác giả cá nhân. Ngày nay, số Cutter được dùng cho dẫn mục chính, nếu dẫn mục chính không phải là tên tác giả cá nhân (chẳng hạn như nhan đề, tên cơ quan, tên hội nghị) thì ta phải tạo ra số Cutter để thay thế.
Thư viện Quốc hội Hoa Kì đã sửa đổi bảng Cutter để phục vụ những nhu cầu chuyên biệt của sưu tập của họ. Và hiện nay có một bảng Cutter dành riêng cho khung phân loại LCC được tổ chức khá độc đáo: Người phân loại dựa vào bảng Cutter này để tự mã hóa thông tin theo nội dung từng tài liệu một cách linh hoạt chứ không phải chỉ dựa vào mã số cố định cho từng tác giả trong các bảng Cutter thông thường.
Số Cutter được dùng trong LCC với hai mục đích:
- như là phần mở rộng của chỉ số phân loại;
- như là một số bản sách hay số sách.
Bảng Cutter của LCC được dùng nhiều cách khác nhau:
- cung cấp một kí hiệu xếp giá đồng nhất, dựa vào dẫn mục chính của một tác phẩm;
- cho biết nhan đề chuyên biệt của tác phẩm đã cho;
- cho biết vùng địa lí theo tác phẩm;
- cho biết một đề tài chuyên biệt theo tác phẩm;
- xếp giá những tác phẩm nào đó tại chỉ số phân loại đã cho ở trước hay sau những chỉ số khác.
Một số Cutter:
- bắt đầu bằng kí tự đầu tiên của một từ;
- theo sau bởi một số thập phân xuất phát từ kí tự thứ hai và kế tiếp của từ đó;
- luôn luôn đi sau một dấu chấm thập phân;
- sử dụng bảng Cutter của LCC để hình thành.
Ví dụ:
- Số Cutter theo tác giả “Nguyễn” là .N58
- Số Cutter theo nhan đề “Cơ sở khoa học thông tin và thư viện” là .C67
- Số Cutter theo tác giả cơ quan “Đại học Sài Gòn” là .D35
- Số Cutter theo nơi chốn “Hà Nội” là .H36
- Số Cutter theo đề tài “Career development” là .C37
- Số Cutter cho ấn phẩm định kì là .A1
3. Kí hiệu xếp giá
Kí hiệu xếp giá là số nằm ở trên nhãn của một tài liệu thư viện cho biết vị trí của tài liệu trên giá sách. Kí hiệu gồm chữ và số. Thường bao gồm chỉ số phân loại và chỉ số sách như sau:
- bắt đầu với 1,2,hay 3 kí tự
- tiếp đến là một số lên đến 4 con số
- thường được theo sau bởi dấu chấm thập phân
- theo sau bởi một kí hiệu chữ và số (số Cutter)
- cuối cùng là năm xuất bản
Ví dụ: Kho A
.D56
2007
Kí hiệu xếp giá có thể được viết theo nhiều cách như sau:
.D58 76
.7
.S36
2008
2007
Trong biểu ghi MARC, kí hiệu xếp giá được trình bày như trên nhưng không có dấu thập phân và được phân chia bằng những dấu phân cách. Ví dụ:
Thư viện Quốc hội Hoa Kì bắt đầu thêm năm xuất bản đối với một kí hiệu xếp giá bắt đầu từ năm 1982, (trường MARC – 260).
Ở Hoa Kì, người ta gọi khung phân loại LCC và DCC là hoàng đế và nữ hoàng (king and queen) đã và đang thống trị trong vương quốc phân loại thư viện hàng chục năm nay (Eleanor S. Y. Lo). Ngày nay, hai khung phân loại này đã vượt ra khỏi biên giới Hoa Kì, song hành với nhau chiếm lĩnh vị trí quan trọng về dữ liệu thư tịch (bibliographic data) trong những kho tin cũng như cơ sở dữ liệu khổng lồ trên thế giới.
Hiện nay ở nước ta một số ít thư viện bắt đầu sử dụng khung phân loại LCC và xu hướng này ngày sẽ càng tăng. Khoa Thư viện-Thông tin trường đại học Sài Gòn bắt đầu giảng dạy Phân loại LCC cho sinh viên đại học từ năm học 2009- 2010 trong học phần “Phân loại 2 – LCC”, giáo trình giảng dạy học phần này là: Thực hành phân loại DDC và LCC / Nguyễn Minh Hiệp. – TP. Hồ Chí Minh : Nxb. Giáo dục, 2010.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Broughton, Vanda. Essential Classification. – New York: Schuman Publishers, Inc., 2004.
2. Chan, Lois Mai. Cataloging and Classification: An Introduction. – 3rd edition. – Lanham, Md.: Scarecrow Press, 2007.
3. Chan, Lois Mai. A Guide to the Library of Congress Classification. – 5th edition. – Englewood, Colorado: Libraries Unilimited, Inc, 1999.
4. Learn Library of Congress Classification/Dittmann, Helena, Hardy, Jane. – Canberra: DocMatrix Pty Ltd, 2000.
5. Nguyễn Minh Hiệp. Cơ sở khoa học thông tin và thư viện. – TP. Hồ Chí Minh: Giáo dục, 2008.
6. Nguyễn Minh Hiệp. Thực hành phân loại DDC và LCC – TP. Hồ Chí Minh: Giáo dục, 2010.
ThS. Nguyễn Minh Hiệp GĐ. Thư viện ĐH Khoa học Tự nhiên TP. HCM
Nguồn: Tạp chí Thư viện Việt Nam số 2(28) – 2011 (tr.36-41)